Danh mục sản phẩm

 
  • Tượng Phật Bà Quan Âm Bạch Ngọc 3.0Kg - 168216

Tượng Phật Bà Quan Âm Bạch Ngọc 3.0Kg - 168216

Sản phẩm đang có bán tại:
Địa chỉ: 35A Huỳnh Văn Bánh - P17 - Phú Nhuận
Điện thoại: 0914666284
Quay lại trang trước
 
Giá bán: 4.800.000 VND
Chất liệu: Tượng Phật Bà Quan Âm - Bạch Ngọc tự nhiên
Tăng cường: Phù Hộ Bình An
Trạng thái: Còn hàng
Các danh mục khác:   Tượng Phật Bà Quan Âm ,

Quý khách đang xem sản phẩm tượng phật bà quan âm tự nhiên

Tượng phật bà quan thế âm Bạch ngọc tự nhiên

- Khối lượng : 3.0 Kg.

- Kích cỡ : 15.0cm x 4.5 cm x 29.5 cm

DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM KHI MUA HÀNG QUÝ KHÁCH ĐƯỢC SƯ PHỤ CHÙA THIÊNG "CHÚ TRONG TÂM " CHO TƯỢNG PHẬT SAU ĐÓ CÁC THẦY TÍNH TOÁN NGÀY GIỜ ĐẸP HỢP TUỔI GIA CHỦ ĐỂ ĐẶT TẠI NHÀ

Chúng tôi tự tin khẳng định với các bạn rằng: Sản phẩm tượng phật bà quan âm của chúng tôi bán ra là hàng xịn, tượng phật bà quan âm tự nhiên, chất lượng tượng phật bà quan âm tốt nhất Việt Nam hiện nay, giá bán tốt nhất cho khách hàng. Khi bạn mua tượng phật bà quan âm sẽ được :

  1. Kèm đầy đủ mã số của từng sản phẩm
  2. Kèm đầy đủ chứng thư kiểm định đá quý do trung tâm kiểm định đá quý Việt Nam cấp
  3. Quý khách có thể kiểm tra lại thông tin sản phẩm trên kiểm định bằng cách liên hệ với số điện thoại in trên mặt sau của chứng thư kiểm định
  4. Quý khách hoàn toàn có thể mang sản phẩm tượng phật bà quan âm của chúng tôi đến các Trung tâm kiểm định khác trên toàn quốc kiểm định lại, nếu sai chúng tôi xin chịu trách nhiệm
Chúng tôi tự tin khẳng định sản phẩm tượng phật bà quan âm tự nhiên bán ra thị trường là hàng xịn nhất đang bán tại Việt Nam, giá tốt nhất, minh bạch về giấy chứng nhận đá quý, mang đến cho quý khách hàng giá trị tốt nhất khi mua sản phẩm của chúng tôi - Điều mà không một cơ sở kinh doanh nào dám làm. Nếu bạn đã có ý định mua tượng phật bà quan âm thiên nhiên chúng tôi khuyên bạn nên đến Phongthuyvadoisong.com để tận tay, tận mắt chiêm ngưỡng sản phẩm tự nhiên - hàng xịn - hàng đẹp nhất hiện nay, Chúc các bạn mua được tượng phật bà quan âm hàng thật không phải hàng giả, giá tốt nhất

tuong-phat-ba-quan-am-3.JPG

Chứng thư giám định đá quý

Phật Bà Quan Thế Âm được xem là đức Mẹ của tất cả mọi người; tứ bi, phổ độ chúng sanh. Mang Đức bà quan thế âm bên người được Bà phù hộ Bình an.

Thờ Phật là một biểu hiện của sự kính ngưỡng cao cả và tỏ lòng tri ân chân thành của người Phật tử đối với Đức Phật. Đồng thời, việc thờ tự và tôn trí hình tượng Phật trong gia đình còn là cách để các thành viên trong gia đình có cơ hội thường được chiêm ngưỡng dung nghi và học theo những đức hạnh tốt đẹp của Ngài.

Phật là một tấm gương sáng, nhờ noi gương Ngài, chúng ta tích cực chuyển hóa nhừng suy nghĩ, lời nói và hành động xấu ác của tự thân trở về Chân – Thiện – Mỹ. Do vậy, hầu hết các Phật tử đều thờ Phật trong tư gia của mình. Thông thường, bàn thờ Phật được tôn trí ở giữa nhà hoặc nơi trang trọng nhất trong nhà.

Nếu nhà có lầu thì tốt nhất bàn thờ Phật được đặt ở lầu thượng. Có thể thờ Phật ở trước, thờ linh ở phía sau hoặc thờ Phật ở bên trên, bàn thờ linh bên dưới hoặc thờ Phật ở giữa và linh vị thờ một bên. Đây là cách thức thờ Phật phổ biến tại nhà riêng. Tuy nhiên, trong trường hợp những Phật tử sinh sống trong những cao ốc hoặc chung cư thì có thể thờ Phật ngay nơi căn hộ mình ở mà không hề thất kính với Phật.

Dù rằng phía trên căn hộ của mình còn nhiều căn hộ của các gia đình khác. Mặt khác, dù có nhà riêng và nhà có lầu gác nhưng do chủ nhà muốn các thành viên trong gia đình và quan khách được chiêm ngưỡng Phật hoặc vì lý do sức khỏe khó có thể lên xuống lầu thượng thường xuyên để nhang khói thì vẫn có thể thờ Phật ngay tại tầng trệt.

Như vậy, việc tôn trí bàn thờ Phật ở lầu thượng trong nhà là điều lý tưởng. Song nếu vì nhân duyên nào đó mà không thờ Phật được ở trên cao thì bạn có thể thờ Phật ở các vị trí khác trong nhà với điều kiện đó là nơi trang trọng, sạch sẽ và đễ nhìn thấy nhất. Vì thế, bạn có thể thờ Phật ở lầu trệt, nơi gia đình bạn đang sinh sống mà vẫn giừ được sự tôn kính đối với Phật.

Đồng thời, những người sinh sống trong căn hộ phía trên cũng không vì thế mà “xúc phạm” đến Phật như bạn nghĩ. Tại các đô thị phát triển, người dân và Phật tử sống chen chúc trong cao ốc, chung cư và nhà thuê thì thờ Phật trong căn hộ của mình là chuyện bình thường. Về việc thờ Phật trong gia đình, bạn có thể thờ Phật Thích Ca, Phật A Di Đà, Bồ tát Quan Thế Âm…tùy theo nhân duyên hoặc sở nguyện.

Vì Đức Phật nào cũng viên mãn vô lượng công đửc nên thờ một Đức Phật là thờ tất cả các Đức Phật. Tuy nhiên, khi thỉnh tượng hoặc ảnh thì tôn tượng phải đẹp, đầy đủ phước tướng và uy nghi của Phật. Bàn thờ Phật không nên rườm rà; ngoài bình hoa, dĩa quả, lư hương, chung nước và chân đèn ra thì không nên bày biện bất kỳ tạp vật nào khác. Sau khi thỉnh Phật về, phải làm lễ An vị Phật.

Lễ này không cần tổ chức linh đình, chỉ nên đơn giản nhưng phải trang nghiêm và tinh khiết. Muốn được như vậy, chủ nhà phải dọn mình sạch sẽ ăn chay, niệm Phật và tốt nhất nên mời một hoặc nhiều vị Tăng đến sái tịnh, tụng kinh, chú nguyện. Sau lễ An vị, cố nhiên một trong những vô lượng phân thân của Phật sẽ hiện hữu trong gia đình bạn để che chở, ủng hộ và soi sáng cho bạn trong đời sống, trong việc tu tập hàng ngày.

Khi đã thờ Phật thì bàn thờ phải sạch sẽ , đốt nhang cúng Phật hàng ngày. Đặc biệt trong những ngày mười bốn, rằm và ngày ba mươi, mùng một cùng các ngày lễ vía trong năm thì phải chưng dọn hoa trái, nhang đèn cúng Phật để thể hiện lòng cung kính và tri ân.

Đồng thời, tất cả mọi người trong nhà hàng ngày trông thấy Phật, nhớ nghĩ đức hạnh cao cả của Ngài mà lo chỉnh đốn, tu sửa thân tâm, sống và cư xử với nhau trong gia đình cũng như bên ngoài xã hội với sự thấm nhuần từ bi, vị tha và đạo hạnh. Như thế mới xứng đáng với danh nghĩa của một gia đình có thờ Phật.


CÁCH THỨC TRANG THIẾT BÀN THỜ PHẬT , LỄ PHẬT

I- DẪN : Là Phật tử, trong nhà chúng ta nhất thiết phải có Bàn Thờ Phật hay gọi là Bàn Phật, để giúp cho chúng ta hàng ngày, hàng giờ tưởng nhớ đến Đức Phật, những lời Đức Phật dạy để tinh-tiến tu hành.

II - CÁCH TRANG THIẾT : Để tỏ lòng tôn kính bậc Đại Giác Ngộ, đáng cho chúng ta tôn thờ, bàn Phật trước nhất chúng ta phải đặt ở nơi trang trọng nhất trong nhà, nếu nhà chúng ta không có một phòng đặc biệt dành riêng để thờ cúng, Bàn Phật chúng ta nên đặt ở giữa phòng khách.

Ngay giữa bàn Phật chúng ta tôn vị tượng Phật hay ảnh Đức Bổn Sư Thích Ca, người vẫn còn hộ trì cho thế giới chúng ta ngày nay. Ai tu theo Pháp môn tịnh độ, nơi mà Đức Phật A-Di-Đà là giáo chủ thì chúng ta thờ Đức A-Di-Đà. Chúng ta cũng có thể thờ vị Phật quá khứ : Đức Phật A-Di-Đà, vị Phật hiện tại : Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni và Phật vị lai : Đức Phật Di-Lặc,

Thờ cả 3 vị như vậy, gọi là Tam Thế Phật. Trong trường hợp này, tượng Phật nên thỉnh lớn hay nhỏ cho đều nhau, nếu ảnh thì cũng vậy, khuôn kiếng lớn nhỏ và treo cao thấp phải bằng ngang nhau. Chúng ta cũng có thể chỉ thờ Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, nếu ai nghĩ rằng cần đến sự gia hộ của Ngài như trong Kinh Phổ Môn, Đức Phật đã dạy Ngài hiện ra khắp nơi để cứu giúp mọi người.

Trên bàn Phật, thông thường có lư hương, đèn, bình hoa, đĩa trái cây, chuông mõ và nước cúng Phật. Lư hương luôn luôn để ngay chính giữa phía trước, sau đó là 3 ly nước, nếu có một đôi đèn, đôi đèn để ngang hàng cùng lư hương. Về bình hoa và đĩa quả, người ta thường hay nói câu thiệu :" Đông bình, Tây quả", hướng nào là Đông, hướng nào là Tây ?

Theo câu thiệu này, mặt trước của nhà xây về bất cứ hướng nào, người ta cũng xem như là hướng Nam, vậy hướng Đông là bên tay trái của tượng Phật, đặt bình hoa, hướng Tây là bên tay phải của tượng Phật đặt đĩa trái cây. Chuông cũng đặt cùng phía với bình hoa và mõ đặt cùng phía với đĩa trái cây.

Cố tránh đặt thêm những gì không phải là vật thờ cúng lên trên bàn Phật. Hàng ngày phải thay nước cúng Phật, trái cây phải thay mới luôn, phải lau chùi và giữ gìn cho Bàn Phật luôn luôn được sạch sẽ. Lư hương nên chăm sóc lấy bỏ bớt chân nhang, đừng để quá nhiều. Nên tránh dùng hoa giả.

Phật là đấng cao cả, trong phòng thờ Phật, có thể lập bàn thờ Cữu huyền thất tổ, ông bà, cha mẹ nhưng bàn thờ này phải đặt ở một bên, nhỏ hơn và thấp hơn bàn Phật. Trong phòng nầy chớ nên treo ảnh nào cao hơn tượng Phật, không nên treo ảnh càng tốt.

Ai đả từng đến thiền viện Vạn-Hạnh, nơi Hòa Thượng Minh-Châu là Viện Chủ, ở chánh điện thờ phượng hết sức đơn giản, chỉ tôn vị Đức Bổn Sư Thích Ca đang ngồi thiền định trên một cái bệ cao chừng 3 tấc, trước tượng chỉ có một bình hoa, không có nhang đèn gì cả, đứng nơi đây chúng ta mới cảm thấy là nơi thờ phượng trang nghiêm vô cùng.

Tôi có một người bạn đạo ở Saigon, nhà anh ta có dành một phòng riêng để tu tập, hàng ngày vợ chồng anh ta ngồi thiền, thỉnh thoảng người vợ hoặc người chồng hay bạn hữu đến đó để nhập thất. Ngay giữa phòng này, anh ta đặt một cái bàn kê sát tường ngang 5 tấc, dài 1 thước, chân chỉ cao 2 tấc, một ảnh Phật lộng kiếng ngang độ 8 tấc, cao chừng 1 thước 2 tấc, treo vào tường, ngay giữa bàn chỉ có một bát nhang, trên bát nhang mỡi lần chỉ cắm 3 cây nhang.

Bàn Phật này cũng hết sức giản đơn, khi ngồi thiền, tượng Phật hơi cao hơn người ngồi một chút, cũng là một bàn Phật trang nghiêm.

Ảnh hay tượng Phật, kinh điển và tăng ni được gọi là Tam Bả, là ba ngôi cao quý nhất của người Phật tử, để noi theo đó chúng ta tu học hầu giải thoát khỏi những kiếp trầm luân nầy. Do vậy mà khi chúng ta đốt hương, chúng ta đốt 3 cây hương, nước ba ly (hay 3 chung), đó là nghỉa chúng ta cúngdâng lên Phật, Pháp, Tăng.

Vào chùa, Kinh phải cầm trang trọng bằng hai tay, không nên kẹp vào nách, không nên để kinh vào hai tay rồi chấp lại xá quý Tăng Ni hay bạn đạo. Người Phật tử tuyệt đối không bao giờ sờ, chạm đến pháp thể tăng ni. Dù trước kia thân thiết đến đâu, nay gặp lại chỉ chấp tay cúi đầu xá, miệng chào "A Di Đà Phật" là đúng phép.

Đức Phật Thích Ca đã nhập diệt cách nay 2541 năm, hàng ngây chúng ta cúng nước, trái cây để tưởng nhớ đến Ngài, như Ngài còn tại thế. Nhớ ơn Ngài đã dây cho chúng ta biét vô minh là nguồn gốc của khổ đau và tu để đi đến giải thoát, đạt đến sự an-lạc vĩnh cửu, đó là chân lý, sự tôn kính ấy giúp cho chúng ta củng cố niềm tin, nhắc nhở chúng ta hàng ngày phải tu tập từng giờ từng phút để đạt đến kết quả cuối cùng.

III - LỄ PHẬT : Để tỏ sự tôn kính Đức Phật, hàng ngày chúng ta phải lễ Phật, hay cúng lạy Phật. Lạy Phật khác với lạy ông bà, cha mẹ. Lạy Phật tức là chúng ta lạy ngôi Tam bảo, cách thức như sau:

Trước khi lạy Phật, thân tâm ta phải trong sạch, nghĩa là chúng ta phải tắm rửa cho sạch sẽ, nếu sáng sớm dậy, chúng ta phải đánh răng, rửa mặt, tay, chân, tóc chải gọn gàng, ăn mặc sạch sẽ, nếu có áo tràng phải mặc vào rồi mới lễ Phật.

Khi lạy Phật, đứng ngay ngắn chỉnh tề trước bàn Phật, hai tay chấp ngay trước ngực, xá 3 xá rồi mới lạy. Còn nếu ta nguyện hương, đốt 3 cây hương rồi thỉnh 3 tiếng chuông, quỳ xuống lấy hương, hai tay cầm 3 cây hương đưa ngang trán để khấn nguyện, mỗi nguyện một xá, nguyện xong xá 3 xá rồi cắm hương vào lư hương.

Trước khi lạy, chúng ta đứng thẳng người, hai tay chấp ngang ngực, xá 3 xá rồi quỵ hai gối xuống đồng một lượt, sau đó để hai bàn tay xuống, lật hai lòng bàn tay ngửa lên, kéo rời ra một chút cho có khoảng trống, rồi cúi đầu xuống, trán chạm xuống nền nhà chỗ khoảng trống giữa hai bàn tay, gọi là "ngũ thể đầu địa" tức là 2 tay, 2 chân và đầu chạm đất.

Hai bàn tay lật ngửa ra cũng như ngày xưa Phật còn tại thế, người ta lễ Phật là cúi người xuống, hai bàn tay nâng bàn chân Phật rồi hôn lên đó. Khi đứng lên, ngẩng đầu và nâng thân mình lên rồi lật úp hai bàn tay lại, dùng hai bàn tay chống xuống sàn nhà để nâng cả thân mình lên cùng lúc, khi đã đứng ngay thẳng rồi thì xá 1 xá, lạy thứ ba xong xá ba xá. Lạy hay xá đều phải làm từ tốn, chậm rãi để tỏ lòng cung kính.

Trong khi lạy, tâm chúng ta thành kính tưởng nhớ Đức Phật , đừng nghĩ tưởng chuyện gì khác, đó là tâm ta trong sạch, trong ý nghĩa thân tâm ta trong sạch.

Trong khi lạy Phật có chuông, khi nghe tiéng chuông đánh, chúng ta lạy xuống, khi nghe tiếng chuông dập (dùi chuông đánh vào và giữ lại ở miệng chuông), chúng ta mới cất đầu và đứng lên, nhất là Lễ Phật khi tụng Kinh, chúng ta phải lạy xuống, đứng lên nhịp nhàng theo tiếng chuông, làm như vậy mới được trang nghiêm.

Lễ Phật còn có ý nghĩa chúng ta tôn kính, phục tùng Đức Phật, dẹp bỏ tánh ngã mạn, kiêu căng trong lòng chúng ta, có như vậy chúng ta mới tu học tinh tấn được.

IV- KẾT LUẬN : Hiểu biết được cách trang thiết bàn Phật, Lễ Phật và chúng ta làm theo được như vậy mới chứng tõ mình là một Phật tử thuần thành, chẳng những thế mà hàng ngày chúng ta còn phải tụng kinh hoặc ngồi bán gìa hay kíét gỉa trước bàn Phật để Niệm danh hiệu Phật, hoặc ngồi thiền hay trì chú chừng 15 phút trở lên.

Việc thắp nhang, lạy Phật chỉ tỏ lòng tôn kính mà thôi, còn tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền, trì chú công phu hàng ngày ấy mới là tu tập, cốt để sửa tâm tánh chúng ta ngày càng tinh tấn theo lời Phật dạy.

SỰ TÍCH PHẬT BÀ QUAN THẾ ÂM

Quan Thế Âm tiếng Phạn là “Avalokitesvara” dịch sang tiếng Hán là Quan Thế Âm hay Quán Tự Tại …Danh hiệu Quan Thế Âm, nghĩa là quan sát tiếng kêu than của chúng sanh trong thế gian để độ cho họ thoát khổ.Theo Kinh Bi Hoa thì ở vào đời quá khứ có đức Phật ra đời hiệu là Bảo Tạng Như Lai.

thời đó có vua Chuyển Luân Thanh Vương là Vô Chánh Niệm. Vua có quan đại thần là Bảo Hải, phụ thân của đức Bảo Tạng khi chưa xuất gia đối trước Đức Phật Bảo Tạng phát ra 48 đại nguyện. Do đó, Đức Bảo Tạng thụ ký cho Vua (khi đó đã là Pháp Tạng Tỳ Kheo) sau này thành Phật hiệu là A Di Đà ở vào thế giới cực lạc.

Vua Chuyển Luân có nhiều con. Con cả là Thái Tử Bất Tuấn cũng do ngài Bảo Hải khuyến tiến. Thái Tử cũng đi xuất gia theo cha và đối trước Đức Bảo Tạng Như Lai phát ra bảo nguyện đại bi thương xót, cứu độ tất cả các loài chúng sanh bị khổ não. vì vậy

Đức Bảo Tạng thụ ký cho Thái Tử thành Bồ Tát hiệu là Quan Thế Âm, còn Bảo Haỉ là tiền thân của Đức Thích Ca Mầu Ni.Đức Bảo Tạng thụ ký cho Thái Tử rằng: “Vì lòng đại bi Ông muốn quán niệm cho tất cả chúng sanh được cùng về cõi an lạc (cực lạc). Vậy từ nay đặt tên cho Ông là Quan Thê Âm….

Bồ Tát Quan Thế Âm là hiện thân của Từ Bi, Ngài phát đại nguyện thực hiện từ bi cùng tận trong đời vị lai, nếu chúng sinh còn đau khổ. Vì chỉ có từ bi mới giải trừ đau khổ, cũng như chỉ có trí tuệ mới diệt được ngu si. Do đó, Bồ Tát Quan Thế Âm thiết lập tâm đại từ, đại bi mà thực hiện đại thệ nguyện độ sanh của Ngài. TỪ là đem niềm vui đến cho kẻ khác. Chữ Từ như người ta thường nói: Từ thiện, từ ái, từ mẫu, từ tâm.

Từ tâm đối với ác tâm, sân tâm, ích kỷ tâm….BI là phương châm, là cách thức hành động để cứu khổ.Từ là lòng yêu thương, Bi là ra tay giải quyết và dấn thân nỗ lực làm việc để cứu giúp thực tế. Tóm lại Tu Bi: Thương yêu chúng sinh, mang lại cho họ niềm an lạc vui sướng gọi là Từ (maritrya, maitri). Đồng cảm nỗi khổ và thương xót chúng sinh, trừ bỏ nỗi khổ cho họ gọi là Bi. Quán Thế Âm xưa kia Ngài đã thành Phật hiệu là “Chánh Pháp Minh Như Lai”. Ngài thị hiện làm Bồ Tát vì muốn đảm đương công tác cứu khổ ban vui cho chúng sanh.

Đức Bồ Tát quán thấy Phật và chúng sanh đồng chung một bản thể, đồng chung một giác tánh duy nhất, nhưng Phật đã giác ngộ mà chúng sanh thì còn mê. Do đó, Đức Quan Thế Âm tức là một vị Phật tương lai sẽ bổ vào ngôi của Đức Phật A Di Đà, thì ngài cùng với ngài Đại Thế Chí (kiếp xưa là em ngài, con thứ vua Chuyển Luân cũng cùng Ngài đồng thời được Đức Bảo Tạng thụ ký) giúp việc giáo hoá độ sanh cho Đức Phật A Di Đà và 2 Ngài cũng ứng thân xuống sa bà trợ giáo cho Đức Thích Ca Mâu Ni.

Theo Kinh Thủ Lăng Nghiêm có chép lời Ngài bạch với Đức Thếâ Tôn rằng: “Con nhớ cách đây vô số hằng hà sa kiếp về trước có Đức Phật ra đời hiệu là Quan Thế Âm, từ Đức Phật kia dạy con, do nghe, nghĩ và tu mà vào Tam Ma Đề” Do đó nên biết: Ngài đã phát tâm Bồ Đề từ đời Đức Phật Quan Thế Âm trong vô số hằng hà sa kiếp về trước do nghe

Phật truyền pháp, Ngài đã nhận định pháp tu viên thông về nhĩ căn là hơn tất cả, do ngài khó chứng viên thông ở nhĩ căn nên được Đức Phật thụ ký cho ngài danh hiệu Quán Thế Âm, một danh hiệu mà chúng sanh ở mười phương cung kính chấp trì, nhất là trong những lúc nguy hiểm, đau khổ. Ngoài ra, Kinh Quán Âm Tam Muội nói: “Xưa kia Ngài Quán Thế Âm đã thành Phật hiệu là “Chính Pháp Minh Như Lai”.

Tiền thân Đức Thích Ca hồi ấy đã từng ở dưới pháp toà, sung vào trong số đệ tử khổ hạnh để gần gũi”. Ngày nay Đức Thích Ca thành Phật, thời Ngài trở lại làm đệ tử để gần gũi lại:” Một Đức Phật ra đời thì hàng ngàn Đức Phật phù trì”. Trong Kinh Đại Bi Tâm Đà Na Ni thì chép lời Ngài bạch Phật rằng:

“Bạch Đức Thế Tôn ! con nhớ vô lượng ức kiêp trước có Đức Phật ra đời hiệu là Thiên Quan Vương tĩnh trụ Như Lai” Đức Phật ấy vì thương đến con và tất cả chúng sanh nên nói ra môn Đại Bi Tâm Đà La Ni. Ngài lại dùng cánh tay sắc vàng xoa đầu con mà bảo:”Thiện Nam Tử ! Ông nên trụ trì tâm chú này và vì khắp tất cả chúng sanh trong cõi trược ở đời vị lai mà làm cho họ được sự lợi ích yên vui lớn.

” Lúc đó con mới ở ngôi Sơ Địa, vừa nghe xong thần chú này liền vượt lên chứng đại Bát Địa”. Mật tông thì theo trong Kinh Đại Bản Như Ý nói có 8 vị đại Quan Âm là: 1) Viên Mãn Ý, Nguyệt Minh Vương Bồ Tát. 2) Bạch Y Tự Tại. 3) Cát La Sát Nữ. 4) Tứ Diện Quán Âm. 5) Mã Đầu La Sát. 6) Tỳ Cầu Chi. 7) Đại Thế Chí. 8) Đà La Quan Âm (Quán Âm Chuẩn Đề).

Ngài có đức uy thần công đức và lòng từ bi rất lớn. Ngài vốn không phải là nữ tướng, nhưng vì ngài thường cứu khổ cứu nạn cho chúng sinh (mà phụ nữ thường nhiều khổ nạn hơn so với nam giới) cho nên giới phụ nữ đặc biệt tín ngưỡng về Ngài.

Nên chúng sanh mới tưởng tượng ra Ngài là nữ tướng để tiện hoá độ cho phụ nữ. Theo Kinh A-Di-Đà nói: Người sanh về cõi cực lạc tuy chưa chứng quả Thánh, vẫn không có tướng nam, tướng nữ. Kinh A Hàm nói người nữ có 5 chướng không thể thành Phật…..

Thế mà Bồ Tát Quan Thế Âm lại hiện thân người Nư ư? Bồ Tát Quan Thế Âm hiện thân của Đức Từ Bi, muốn nói lên tình Mẹ thương con, Mẹ đối với con là tình thương chân thành, tha thiết nhất không có tình thương nào sánh bằng. Cho nên, Đức Quan Thế Âm hiện thân là một người mẹ hiền của nhân loại, hay của tất cả chúng sinh.

Căn cứ theo hình tướng đã thể hiện và đức tính Quan Thế Âm đã cứu khổ cứu nạn cho chúng sinh, nhân loại được thoát khổ đau ở sa bà này to lớn biết chừng nào ! Chân như đạo Phật rất mầu Tâm trung chữ hiếu niệm đầu chữ nhân Hiếu là độ được song thân Nhân là cứu vớt trầm luân muôn loài Tinh thông nghìn mắt nghìn tay Cũng trong một điểm linh đài hóa ra Xem trong biển nước nam ta Phổ môn có Đức Phật Bà Quan Âm.

Cho nên, Phật Tử chúng ta dù tu theo pháp môn nào: Mật Tông, Tịnh Độ hay Thiền Tông cũng phải thường xuyên niệm hồng danh của Ngài. Ngài gia hộ, độ trì cho mới thoát khỏi tai nạn, khổ ách mỗi khi đến với mọi người chúng ta đều phải niệm “Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quan Thế Âm Bồ Tát” thì được giải thoát, tai qua nạn khỏi và sự nghiệp tu hành mới mau chóng thành tựu theo sở cầu như nguyện

Nguồn: Sưu tầm

Quý khách hàng khi mua tượng phật bà quan âm tự nhiên tại Phongthuyvadoisong.com:

  • Tượng phật bà quan âm tự nhiên - Kèm chứng thư kiểm định đá quý thiên nhiên
  • Tượng phật bà quan âm tự nhiên - Hàng xịn loại 1
  • Tượng phật bà quan âm tự nhiên - Trì chú đá tại chùa thiêng

Quý khách đang xem sản phẩm tượng phật bà quan âm tự nhiên nguồn Phongthuyvadoisong.com

     
 
Quý khách nhận được sản phẩm nhưng không vừa ý - Không hài lòng về sản phẩm và chất lượng phục vụ. Gọi ngay 0914.666.284
 
Nội Dung Đã Được Đăng Ký Giữ Bản Quyền DMCA ®​

Showroom: 35A Huỳnh Văn Bánh - Phường 17 - Quận Phú Nhuận - TP.HCM
Điện thoại: 028.66.535.888/0914.666.284 - Mrs.Trang - email: phongthuyvadoisong@gmail.com
 
Phiên bản Mobile