Phong Tục Truyền Thống Đẹp Ngày Tết

(Ngày đăng: 03/03/2013 - Lượt xem: 3871)

Tết Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp - người ta coi đây là ngày “vua bếp” lên chầu Trời để tâu lại việc bếp núc, làm ăn, cư xử của gia đình trong năm qua. Theo tập tục hàng năm ông Táo phải thu xếp lên trời vào ngày 23 tháng chạp để tâu bày mọi việc dưới trần thế với Ngọc Hoàng.

phong-tuc-truyen-thong-tot-dep-ngay-tet-1.jpeg

Phong tục truyền thống tốt đẹp ngày tết

Bởi thế nên, trong ngày này, mọi gia đình người Việt Nam đều làm mâm cơm đạm bạc tiễn đưa “ông Táo “. Cứ phiên chợ 23 tháng Chạp, mỗi gia đình thường mua 2 mũ ông Táo, 1 mũ bà Táo bẵng giấy và 3 con cá chép làm “ngựa” (chuyện cá chép hoá rồng) đế Táo quân lên chầu trời

Sau khi cúng trong bếp, mũ được đốt và cá chép được mang ra thả ở ao, hồ, sông… Ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán. Sau khi tiễn đưa ông Táo người ta bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, và cắm hoa ở những nơi trang trọng để chuẩn bị đón tết.

phong-tuc-truyen-thong-tot-dep-ngay-tet-2.jpeg

Phong tục truyền thống tốt đẹp ngày tết

Tục dựng cây nêu

Có thể dân thành phố ít có điều kiện thấy và làm công việc này. Đi xa một chút về vùng ngoại ô bạn sẽ được tận mắt thấy và tận tai nghe nói về cổ tục này. Cây nêu ở đây là cây tre dài khoảng 2,5 – 3 mét (theo wikiped cây nêu là một cây tre cao khoảng 5–6 mét), được dựng trước sân nhà vào buổi tối trước giao thừa. Trên ngọn nêu có buộc nhiều thứ (tùy từng địa phương) như cái túi nhỏ đựng trầu cau và ống sáo, những miếng kim loại lớn nhỏ.

Khi có giỏ thổi chúng chạm vào nhau và phát ra tiếng leng keng như tiếng phong linh, rất vui tai. Người ta tin rằng những vật treo ở cây nêu, cộng thêm những tiếng động của những khánh đất, là để báo hiệu cho ma quỷ biết rằng nơi đây là nhà có chủ, không được tới quấy nhiễu … Vào buổi tối, người ta treo một chiếc đèn lồng ở cây nêu để tổ tiên biết đường về nhà ăn Tết với con cháu. Vào đêm trừ tịch còn cho đốt pháo ở cây nêu để mừng năm mới tới, xua đuổi ma quỷ hoặc những điều không maỵ.

Cây nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng chạp, là ngày Táo quân về trời chính vì từ ngày này cho tới đêm Giao thừa vắng mặt Táo quân, ma quỷ thường nhân cơ hội này lẻn về quấy nhiễu, nên phải trồng cây nêu để trừ tà. Đến hết ngày mùng Bảy thì cây nêu được hạ xuống. Một vài năm trở lại đây thường thấy mọi người bán mía để tượng trưng thay cho cây nêu. Thấy cũng hay hay vì tết xong có thể hạ nêu xuống chén

phong-tuc-truyen-thong-tot-dep-ngay-tet-3.jpeg

Phong tục truyền thống tốt đẹp ngày tết

Tục chơi hoa kiểng

Hoa là linh hồn, hoa là cảnh sắc thiên nhiên trang điểm cho đời, nếu thiếu hoa thì còn gì là ngày Tết nữa. Vì vậy chưng hoa kiểng ngày Tết là một nhu cầu làm đẹp của dân tộc ta có truyền thống từ ngàn xưa, hơn nữa nó còn mang đậm nhiều ý nghĩa.

Trên bàn thờ gia tiên cắm những bông vạn thọ, trường xanh… với sắc hoa vàng rực, đã nói lên được điều ước mong của mọi người là năm mới khoẻ mạnh và trường thọ. Chưng cây hoa đào, hoa mai, với sắc đỏ thắm của đào và những cánh mai vàng rực là những ước mơ hy vọng về sự đổi mới của mọi người, của gia đình, của Tổ quốc - thể hiện phong cách lạc quan, tự tin.

Tục xông đất ngày Tết

Người đến xông đất thường chỉ đến thăm, chúc tết chừng năm mười phút chứ không ở lại lâu, cầu cho mọi việc trong năm của chủ nhà cũng được trôi chảy thông suốt. Người đi xông đất xong có niềm vui vì đã làm được việc phước, người được xông đất cũng sung sướng vì tin tưởng gia đạo mình sẽ may mắn trong suốt năm tới. Thời xưa chỉ có 2 cách chọn người tốt vía xông đất ngày đầu năm.

Kẻ làm quan, người có học chọn người xông đất có tuồi hợp tuổi với chủ nhà. Người xông đất phải là đàn ông trụ cột trong gia đình. Đối với người dân lao động thì đơn giản hơn nhiều.  Người được chọn xông đất phải khoẻ mạnh, tốt tính, và gia cảnh khấm khá, hoà thuận…

phong-tuc-truyen-thong-tot-dep-ngay-tet-4.jpeg

Phong tục truyền thống tốt đẹp ngày tết

Tục chưng mâm ngũ quả

Ngày Tết, ngoài các loại thức ăn cúng ông bà tổ tiên trên bàn thờ nhất thiết phải chưng mâm ngũ quả. Chuối là cái nền cho mâm ngũ quả, thứ đến là bưởi hoặc phật thủ, hai loại này bắt buộc phải có. Ba loại còn lại phụ thuộc thì tuỳ loại quả có ở mỗi vùng mỗi khác nhau. Nhưng chung lại, mâm ngũ quả là những loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng, đáp ứng đủ cho nhu cầu hoạt động của con người. Vì vậy, chưng mâm ngũ quả ngày tết là một ý nghĩa nói lên ước vọng của gia đình bước sang năm mới được no đủ.

Ðã gọi là ngũ quả thì nhất thiết phải là 5 loại quả. Nhưng các vùng, các miền do mùa xuân hoa trái khác nhau, nên mâm ngũ quả cũng khác nhau như: chuối, bưởi, phật thủ, dưa hấu, cam, quýt, dừa, na, hồng xiêm, táo…

Mỗi quả mang một ý nghĩa:

Chuối - phật thủ: như bàn tay che chở.

Bưởi - dưa hấu: căng tròn, mát lành, hứa hẹn năm mới đầy ngọt ngào, may mắn.

Hồng - quýt: rực lên màu sắc mạnh mẽ, tượng trưng cho sự thành đạt.

Ở vùng Thủ Dầu Một, ngày Tết hầu như nhà nào cũng có mâm lễ: Long - Lân - Quy - Phụng. Kết từ hoa quả - tứ linh hoàn toàn mang tính hình tượng như hoa quả kết thành “vật thực”, thể hiện lòng thành của con cháu tưởng nhớ gia tiên, cảm tạ ơn trời, ơn đất.

Mâm ngũ quả trong Nam cũng khác so với ngoài Bắc. Trên mâm ngũ quả ở ngoài Bắc thường có : Bưởi, đào, quýt, chuối, hồng. Có khi người ta thay bưởi bằng phật thủ hoặc lựu Mâm ngũ quả trong Nam vẫn cứ giữ nguyên truyền thống là mãng cầu, sung, dừa xiêm, đu đủ, xoài mà các bà thường quan niệm sơ đẳng là “cầu - sung - vừa - đủ - xài”.

 phong-tuc-truyen-thong-tot-dep-ngay-tet-5.jpeg

Phong tục truyền thống tốt đẹp ngày tết

 

Tục gói Bánh Chưng

Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng trái Đất, âm. Bánh dầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời, dương, thể hiện triết lý Âm Dương, Dịch, Biện chứng Đông Phương nói chung và triết lý Vuông Tròn của Việt Nam nói riêng.

Bánh chưng âm giành cho Mẹ, bánh dầy dương giành cho Cha. Bánh chưng bánh dầy là thức ăn trang trọng, cao quí nhất để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ.

Theo truyền thuyết, bánh chưng bánh dầy có từ thời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi phá xong giặc Ân.Vua muốn truyền ngôi cho con, nhân dịp đầu xuân, mới hội các con mà bảo rằng: ”Con nào tìm được thức ngon lành để bày cỗ có ý nghĩa hay thì ta truyền ngôi cho”.

 phong-tuc-truyen-thong-tot-dep-ngay-tet-6.jpeg

Phong tục truyền thống tốt đẹp ngày tết

 

Tục chúc Tết

Tết Nguyên Đán là một dịp để cho mọi thành viên trong gia đình vui vầy sum họp. Đó là thời gian bày tỏ sự thương yêu thấm thiết và mong muốn cho mọi người được như ý. “Mồng một là Tết nhà cha”: sáng mùng một sau khi lễ gia tiên thì cha mẹ được mời ngồi vào ghế để cho con cháu lần lượt mừng tuổi chúc Tết.

Ngày xưa họ còn được con cháu tế sống với hai lạy hai vái. Để mừng tuổi con cháu là những bao lì xì đỏ tươi làm rạng ngời ánh mắt bọn trẻ. “Mồng hai nhà mẹ”: cha mẹ và con cháu phải sang nhà ngoại để mừng tuổi chúc Tết. Cũng tuần tự những nghi thức như bên nội vậy. Sau đó thì nán lại để ăn cỗ đầu xuân nhằm thắt chặt tình cảm giữa hai gia đình.

“Mồng ba Tết thầy”: sau công ơn đấng sinh thành dưỡng dục là ơn dạy dỗ của thầy cô. Đến mừng tuổi chúc Tết thầy cô là một phong tục nói lên tư cách đạo đức của một con người. Tóm lại, tục chúc Tết là một nét văn hoá thể hiện tình cảm sâu sắc và sự quan tâm, lòng hiếu thảo trong một thứ tự phải có của sự tồn tại và phát triển của một dân tộc.

Quà tặng cho khách hàng:

Với các sản phẩm bằng ngọc và đá quý tự nhiên sẽ có kèm chứng thư kiểm định đá quý cho từng sản phẩm – Chúng tôi cam kết bán hàng xịn – Bạn tự tin tặng quà cao cấp – Người nhận hài lòng sung sướng

Với các sản phẩm do chúng tôi bán ra cho các bạn sẽ được sư phụ tại chùa Phúc Khánh Hà Nội khai quang, trì chú theo thông tin gia chủ, chọn ngày giờ đẹp để bạn an vị tại nhà hay văn phòng cơ quan

 

Phong tục truyền thống tốt đẹp ngày tết

 

Nguồn:  Sưu tầm

Kính Mời Quý Khách Tham Khảo Các Sản Phẩm Khác Tại Phong Thủy Và Đời Sống . Com theo danh mục dưới đây:

Tỳ Hưu

Tỳ Hưu Đeo Cổ

Tỳ Hưu Trang Sức

Ty Huu

Tỳ Hưu Bằng Đồng Bột Đá

Nhẫn Tỳ Hưu

Nhan Ty Huu

Thiềm Thừ, Coc Phong Thủy

Đá Phong Thủy

Vật Phẩm Phong Thủy

Phật Di Lặc

Phat Di Lac

Hồ Lô – Rồng – Rùa – Kỳ Lân – Sư Tử - Quan Công – Hổ

Phat Ba Quan Am

Gậy Như Ý

Bắp Cải Phong Thủy

Cá Kim Long Phong Thủy

Ngựa Trong Phong Thủy

Hoa Mẫu Đơn

Phong Thủy Luân

Chuông Gió Phong Thủy

Long Quy – Rùa Đầu Rồng

Tháp Văn Xương Phong Thủy,

Mèo Phong Thủy

Bộ Phúc Lộc Thọ Tam Đa

Rồng Phong Thủy

Thuyền Buồm Phong Thủy

Tiền Xu Cổ Phong Thủy

Voi Phong Thủy

Kim Nguyên Bảo

Ấn Ngọc, Ấn Rồng, Ấn Ngọc Tỳ Hưu

Hạc Uyên Ương Phong Thủy

Quà Tặng Phong Thủy

Quà tặng mừng tân gia – khai trương

Quà Tặng Mừng Thọ

Quà Cưới – Quà Tặng Kỷ Niệm Ngày Cưới

Quà Tặng Cặp Hiếm Muộn Cầu Con

Quà Mừng Nhập Học – Tốt Nghiệp

Quà Tặng Đầy Tháng

Quà Biếu Tặng Sếp

Đá Quý

Hổ Phách (Amber)

Đá Thạch Anh Tím (Amethyst)

Thạch Anh Hồng (Rose Quartz)

Thạch Anh Vàng (Citrine Quartz)

Thạch Anh Ám Khói (Smoky Quartz)

Thạch Anh Tóc (Rutil Quartz)

Thạch Anh Đen

Thạch Anh Trắng (Quartz)

Đá Mắt Hổ (Tiger Eye Quartz)

Ngọc Phỉ Thúy (Natural Jadeite),

Đá Ruby Đỏ (Hồng Ngọc)

Đá Saphia (Đá Sapphire)

Đá Thiên Thạch (Tectite)

Đá Mặt Trăng (Moonstone)

Đá Garnet (Ngọc Hồng Lựu)

Ngọc Thiên Nhiên Miến Điện

Ngọc Lục Bảo (Emerald)

Aquamarine (Ngọc Xanh Biển)

Đá Agate

Đá Flourite (Flourit)

Đá Peridot

Đá rhodochrosite

Opal, Opan, Ngọc Mắt Mèo

Ngọc Lam (Turquoise)

Đá Topaz

Đá Mã Não

Kim Cương (Diamond)

Ngọc Trai (Natural Pearl)

Cây Tài Lộc Đá Quý Thạch Anh

Ngọc Bội

Dịch Vụ Thầy Phong Thủy Giỏi Nhất Việt Nam

Dịch Vụ Thầy Phong Thủy

Hướng Dẫn Khai Quang, Trì Chú Tỳ Hưu Thiểm Thừ và Các Vật Phẩm Phong Thủy tại ngôi chùa Linh Thiêng (Chú trên Điện Tam Bảo theo thong tin gia chủ)

Khai Quang Điểm Nhãn Tỳ Hưu Thiềm Thừ

 

 

Tin tức mới nhất
Tin cùng loại
     
 
Quý khách nhận được sản phẩm nhưng không vừa ý - Không hài lòng về sản phẩm và chất lượng phục vụ. Gọi ngay 0914.666.284
 
Nội Dung Đã Được Đăng Ký Giữ Bản Quyền DMCA ®​

Showroom: 35A Huỳnh Văn Bánh - Phường 17 - Quận Phú Nhuận - TP.HCM
Điện thoại: 028.66.535.888/0914.666.284 - Mrs.Trang - email: phongthuyvadoisong@gmail.com
 
Phiên bản Mobile